[CPP T4 2024]. TEST 4. HÀM, LÝ THUYẾT SỐ & TỔ HỢP

[Lý Thuyết Số - Toán Học]. Bài 81. Số tăng dần nguyên tố

Nộp bài
Time limit: 1.0 / Memory limit: 256M

Point: 1

Một số tự nhiên được coi là hoàn hảo nếu các chữ số của nó tăng dần từ trái qua phải (ví dụ 123, 178, 223, 229, 137789….) và đồng thời nó cũng là một số nguyên tố. Bạn hãy liệt kê các số hoàn hảo như vậy trong đoạn giữa 2 số a, b.

Gợi ý : Khi kết hợp hàm nên gọi hàm kiểm tra số tăng trước khi gọi hàm nguyên tố


Đầu vào

Dòng duy nhất chứa 2 số nguyên a, b


Giới hạn

1<=a,b<=10^6


Đầu ra

In ra các số thỏa mãn viết cách nhau 1 dấu cách


Ví dụ :

Input 01
1 88
Output 01
2 3 5 7 11 13 17 19 23 29 37 47 59 67 79

[Lý Thuyết Số - Toán Học]. Bài 82. Tổng ước nguyên tố không là nguyên tố

Nộp bài
Time limit: 1.0 / Memory limit: 256M

Point: 1

28Tech rất thích thú với ước nguyên tố của 1 số tự nhiên, bây giờ anh ấy muốn bạn kiểm tra xem một số có thỏa mãn điều kiện : Tổng các ước nguyên tố khác nhau của 1 số không phải là số nguyên tố?

Ví dụ số 60 có 3 ước nguyên tố là 2, 3, 5, tổng 3 ước này là 10 không phải là 1 số nguyên tố.

Bạn hãy liệt kê các số thỏa mãn điều kiện trên trong đoạn 2 số a, b. Nếu không tồn tại số nào thỏa mãn thì hãy in ra 28tech.


Đầu vào

Dòng duy nhất chứa 2 số nguyên a, b


Giới hạn

1<=a,b<=10^6


Đầu ra

In ra kết quả của bài toán


Ví dụ :

Input 01
1 66
Output 01
1 14 15 21 26 28 30 33 35 38 39 42 45 46 51 52 55 56 57 60 62 63 65 66

[Lý Thuyết Số - Toán Học]. Bài 83. Lũy thừa 7

Nộp bài
Time limit: 1.0 / Memory limit: 256M

Point: 1

Cho số tự nhiên N, bạn hãy xác định xem N có phải là một lũy thừa với cơ số 7 hay không ?

Ví dụ số 49 là lũy thừa cơ số 7 với số mũ 2.


Đầu vào

Dòng duy nhất chứa số nguyên N


Giới hạn

1<=N<=10^18


Đầu ra

In ra 28tech nếu N thỏa mãn là lũy thừa cơ số 7, ngược lại in ra 29tech.


Ví dụ :

Input 01
49
Output 01
28tech

[Lý Thuyết Số - Toán Học]. Bài 84. Strong number

Nộp bài
Time limit: 1.0 / Memory limit: 256M

Point: 1

Một số được gọi là số strong nếu tổng giai thừa các chữ số của nó bằng chính nó.

Ví dụ số 145 có 1! + 4! + 5! = 1 + 24 + 120 = 145 nên số 145 được gọi là số strong.

Bạn hãy liệt kê các số strong trong đoạn giữa 2 số nguyên a, b.


Đầu vào

Dòng duy nhất chứa 2 số nguyên a, b


Giới hạn

1<=a,b<=10^6


Đầu ra

In ra các số strong viết cách nhau 1 dấu cách


Ví dụ :

Input 01
0 1083
Output 01
1 2 145

[Lý Thuyết Số - Toán Học]. Bài 85. Số amrstrong

Nộp bài
Time limit: 1.0 / Memory limit: 256M

Point: 1

Một số được gọi là số Armstrong nếu ta tính tổng các lũy thừa với cơ số là các chữ số của nó với số mũ là số chữ số của nó ta được 1 số bằng với số ban đầu.

Ví dụ số 153 là số Armstrong ví 1^3 + 5^3 + 3^3 = 153

1634 cũng là số Armstrong vì 1^4 + 6^4 + 3^4 + 4^4 = 1634

Bạn hãy liệt kê các số Armstrong trong đoạn giữa 2 số a, b.


Đầu vào

Dòng duy nhất chứa 2 số nguyên a, b


Giới hạn

1<=a,b<=10^6


Đầu ra

In ra các số Armstrong viết cách nhau 1 dấu cách


Ví dụ :

Input 01
5 892
Output 01
5 6 7 8 9 153 370 371 407